Bàn ngang tán dọc: Cuộc Chiến Truyền Thông Hoa Kỳ & Trung Cộng

BÀN NGANG TÁN DỌC: “Cuộc Chiến Truyền Thông Hoa Kỳ & Trung Cộng”

      BNTDoc20032020bis

Những cuộc chiến mới – Măt trận truyền thông.

Sự kiện: Ngoài các cuộc chiến  bằng vũ khí, đến chiến tranh chính trị, kinh tế, thương mại, nay lại nổ ra một cuộc chiến mới ít được nói đến, nhưng lại có tác dụng lớn đó là cuộc chiến truyền thông, đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Kịch Bản

BC- Chào anh HS và chị MN, mấy ngày nay Miền Nam Cali mưa liên tục, chẳng bù cho mấy năm hạn hán thiếu nước vừa qua. Trời mưa, BC không ra ngoài nên có giờ xem TV mới thấy cả thế giới đang lên cơn sốt nặng do dịch Corona Vũ Hán hoành hành, rõ ràng cuộc sống con người là một trận chiến liên tục. Thế anh HS hốm nay có đi làm không?

HS – Chào anh BC, HS hôm nay cũng không đi làm để  tránh tiếp xúc với nhiều người như lời khuyến cáo của chính phủ Mỹ.  Đúng vậy, đời sống con người là một cuộc chiến liên tục từ khi chào đời cho đến lúc xuôi tay. Chiến đấu để vượt qua những thách đố gặp phải hàng ngày, chiến đấu để học hỏi, để có việc làm, chiến đấu chống Virus Vũ Hán để bảo vệ sức khỏe, để giữ hạnh phúc gia đình, để xây dựng xã hội…… ôi thôi nhiều mặt trận lắm. Không biết chị MN đã vào mạng chưa mà không thấy lên tiếng à?

MN – Chào anh BC và anh HS. MN vào rồi, nãy giờ nghe lén hai anh bàn chuyện “triết lý cuộc đời là một trận chiến” đấy. Hai anh nói tới những cuộc chiến, nhưng có một cuộc chiến khốc liệt hơn hết mà không thấy anh nào nhắc đến, đố hai anh biết đó là cuộc chiến gì vậy?

BC- À há, MN muốn bắt bí anh em chúng tôi phải không. BC cứ coi như chịu thua rồi đấy. Anh HS có câu trả lời cho MN không?

HS – HS cũng chịu thua luôn, vậy xin MN cho biết trận chiến khốc liệt đó là gì vậy?

MN- MN xin bái phục hai anh đấy. Sự đầu hàng của hai anh chính là câu trả lời chính xác nhất, để kết thúc cuộc nội chiến giữa hai anh với hai bà xã ở nhà, đúng vậy không?

BC- Hay. Không ngờ MN lại giỏi gài độ như vậy, nhưng chính xác, đó chỉ là tạm hưu chiến thôi, chứ làm sao kết thúc cuộc nội chiến được!

HS- Đồng ý với anh BC. Ấy chết, chúng ta nói chuyện huyên thuyên mà quên mất chủ đề hôm nay định bàn về vấn đề gì. Chúng ta đã nói nhiều đến chuyện Coronavirus Vũ Hán rồi, hôm nay có thêm sự kiện gì mới  không?

MN-  Dĩ nhiên là có rất nhiều thông tin mới liên quan đến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán từ TC đang lây lan ra khắp thế giới. Nhưng MN thấy có một cuộc chiến ít được đề cập đến, đó là mặt trân truyền thông giữa Hoa Kỳ và TC. Hai anh có để ý đến chuyện này không?

BC – Đúng thế MN. Chúng ta đang làm truyền thông, vì vậy hôm nay nên bàn về đề tài này. Theo BC thì giữa HK và TC có lối hành xử hoàn toàn trái ngược nhau đối với lãnh vực truyền thông. Nói cụ thể, TC hay VN hiện nay cũng vậy, đó là những nhà nước theo chế độ độc tài đảng trị, nắm giữ và kiểm soát toàn bộ mọi phương tiện truyền thông để phục vụ cho quyền lợi của đảng mà thôi.

HS – HS xin bổ túc cho rõ hơn, trong chế độ độc tài ở TC cũng như ở VN, mọi phương tiện truyền thông đều là phương tiện tuyên truyền của đảng, nên dân chúng chỉ được nghe, được thấy những gì nhà nước muốn người dân biết, còn những gì bất lợi cho chế độ thì hoàn toàn bị cấm đoán. Ngược lại ở các xứ tự do như HK, thì tự do ngôn luận được nâng lên “đệ tứ quyền”, chỉ  sau 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà thôi. Nên truyền thông có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội đấy.

MN- Ở TC, chẳng những nhà nước kiểm soát truyền thông mà con soi mói mọi sinh hoạt của người dân nữa. Ngoài sự kiểm soát gắt gao về in ấn sách vở báo chí, đến phim ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, các mạng truyền thông xã hội khác như internet… nhà nước còn giám định sinh hoạt của người dân qua hệ thống máy thu hình gắn khắp mọi nơi, và đặc biệt hơn là điểm tín dụng áp dụng cho mọi người, đây là phương pháp ép buộc người dân phải sống trong một khuôn khổ do nhà nước đặt ra, một hình thức giam hãm tù đầy vậy.

BC- Chưa hết đâu, ngoài việc nắm giữ và kiểm soát truyền thông, TC còn dựng tường lửa để ngăn chận các mạng xã hội, và có một đội ngũ dư luận viên có đến hàng chục triệu người để phản biện và định hướng dư luận quần chúng. Chỉ riêng vụ corona virus Vũ Hán không thôi, Bắc Kinh đã sử dụng đến 1600 dư luận viên nhẳm theo dõi và đối phó với các nguồn tin liên quan đến con virus này. Ghê thật.

HS – Còn tại hải ngoại, TC đã thiết lập được một mạng lưới truyền thông và gián điệp rộng khắp toàn cầu. Chỉ riêng hệ thống truyền hình CGTV của TC, hiện phát hình trên 140 quốc gia bằng 11 ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra TC còn mua lại hay chung vốn trong rất nhiều cơ quan truyền thông tư nhâncủa các nước dân chủ khác. TC cũng bỏ ra nhiều tiền để mua rất nhiều quảng cáo với giá cao trên các hệ thống truyền thông lớn khắp nơi, đặc biệt là tại HK, để tuyên truyền và đánh bóng TC trong dư luận quần chúng nữa.

MN- Một điều trớ trêu là các cơ quan truyền thông lớn ở Mỹ đều là của tư nhân, lại luôn luôn có khuynh hướng chống đối và phê phán chính quyền. Khi các cơ quan này muốn kinh doanh ở TC, thì phải nhượng bộ những điều kiện khắt khe ở xứ này, ngay như Facebook hay Google cũng vậy. Do đó nhiều người dân Hoa Kỳ chỉ nhìn thấy các khía cạnh tốt đẹp, các điểm tích cực của chế độ Bắc Kinh, chứ ít biết đến bộ mặt thật rất đáng ghét của chế độ này.

BC- Rõ ràng các cơ quan truyền thông ấy đã giúp quảng cáo cho TC rất nhiều. Còn việc bưng bít và lèo lái thông tin là một chủ trương triệt để và nhất quán của chế độ độc tài Bắc Kinh mà. Vì vậy thế giới biết rất ít đến những vụ như thảm sát Thiên An Môn  năm 1989, vụ dịch  SARS 2003, vụ giết hàng vạn hội viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng, hay cô lập hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, rồi đến đàn áp tôn giáo rất tinh vi và khủng khiếp hiện nay…. Vân vân.

HS – Chính vì TC không tôn trọng tự do ngôn luận, lại che đậy sự thật về con virus corona Vũ Hán, lại còn đưa ra những cáo buộc vô căn cứ nhắm vào HK. Nhất là việc TC rút thẻ nhà báo của 3 phóng viên của Wall Street Journal hôm 19/2/2020, rồi trục xuất họ trong 5 ngay. Qua sự kiện ấy, phía HK, một quốc gia tôn trọng quyền tự do ngôn luận và bảo vệ những nhà báo phải có những phản ứng tương xứng, như yêu cầu TC tôn trọng giới truyền thông và cắt giảm số phóng viên làm việc tại HK chẳng hạn.

MN – Còn theo thông tin từ Hiệp Hội Phóng Viên Ngoại Quốc tại TC (FCCC), thì nước này dùng vũ khí VISA để làm khó các ký giả nước ngoài khi họ tác nghiệp. Cũng theo Báo cáo của FCCC năm nay đã phỏng vấn 114 phóng viên đến từ 25 quốc gia, kết quả cho thấy, có 82% phóng viên làm việc tại TC, đã bị làm phiền, sách nhiễu hoặc bị hành hung.  70% phóng viên cho biết nhiều cuộc phỏng vấn bị hủy bỏ vì sự can thiệp của Bắc Kinh; có 22% phóng viên cho biết, họ gặp khó khăn khi tiếp tục gia hạn visa…..

BC – Tóm lại xưa nay TC đã lợi dụng những ưu đãi của chính phủ HK dành cho các cơ quan truyền thông để thao túng dư luận, làm hại nước Mỹ, trong khi tại TC họ lại hạn chế hoạt động của truyền thông nước ngoài, đó là một sự bất công cần phải trả lại sự công bằng mà thôi.

HS – Vậy cúng ta sẽ theo dõi cuộc chiến này sẽ diễn tiến ra sao trong những ngày tới.

MN- Và chúng ta cũng quá giờ rồi. Xin chào quí thinh gỉa….

You May Also Like