BÀN NGANG TÁN DỌC: Năm Nhâm Dần nói chuyện cọp

Trong những ngày đầu năm Nhâm Dần, chúng ta tạm quên đi những cảnh nhiễu nhương chướng tai gai mắt, để cùng nhau lắng nghe tâm tình của các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm trong ngục tối qua bài Nhớ Rừng của thi sĩ Thế Lữ sau đây:

      DLSN04022022bis BNTD

BÀN NGANG TÁN DỌC

MN– Hello anh BC và anh HS, năm mới Nhâm Dần, MN chúc hai anh mạnh khỏe tựa cọp beo để có sức mạnh đấu tranh tiếp trong những ngày tháng tới nha.

HS– Cảm ơn MN, thế MN muốn HS chúc cho MN điều gì đây?

MN– Ủa, người ta đều chúc nhau điều tốt lành cả, anh chúc điều gì thì MN nhận thứ ấy, chứ chẳng lẽ anh chúc dữ hay sao đâu mà sợ.

BC– Chắc anh HS không dám chúc dữ đâu mà chỉ muốn chúc MN co sức khỏe như như…….như…..như…… hơi khó nói.

MN– Thôi thôi, các anh đừng giả vờ chuyền bóng cho nhau nữa, các anh định chúc cho MN năm cọp dữ như “cọp…. cái” chứ gì. Được, để rồi các anh sẽ biết tay cọp này nha.

HS– Biết lâu rồi. Thôi nói đùa cho vui chứ đầu năm đầu tháng chẳng ai nên buông những lời làm buồn lòng nhau làm gì. Nhưng hôm nay chúng ta định nói chuyện gì đây anh chị?

BC– BC thấy đầu năm con hổ, có lẽ chúng ta nên nói chuyện về hổ được không.

MN– Được chứ, hổ hay cọp thì có nhiều chuyện lắm, thế hai anh định nói chuyện gì về hổ đây?

HS– Hổ hay cọp được xem là chúa tể sơn lâm, rất khỏe và hung dữ, chúng cũng giết hại nhiều người vào thời gian khai hoang lập ấp, nhất là ở Miến Trung và Miền Nam Nước ta. Nhưng hung dữ rồi cũng bị loài người tiêu diệt thôi.

MN– Có lẽ vì nó có sức mạnh nên người ta giết đế lấy xương nấu thành cao gọi là “Cao Hổ Cốt”, không biết có tốt thật không, nhưng nghe đâu giá rất đắt. Cón móng vuốt cọp thì deo để trừ tà ma nữa. MN không tin đâu.

BC– Ôi kể chuyện về hổ thì nhiều lắm, trong truyện kể cũng như văn học. Nhưng hồi còn ở tiểu học, BC còn nhớ mấy câu trong bài Nhớ Rừng, đại khái: “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.”

MN– Ô, đây có phải là bài Nhớ Rừng của nhà thơ Thế Lữ không, bài này hay lắm, có nội dung nói lên tâm trạng của những người khí phách anh hùng, nhưng sa cơ lỡ vận phải vào tù, nên lấy con hổ bị nhốt trong sở thú diễn tả nỗi u uất của mình, đúng không?

HS– Đúng vậy, thế tại sao hôm nay ngày đầu năm con hổ, anh em chúng ta lại không đọc lại bài thơ này như một cách diễn tả tâm trạng của những người vì dân vì nước, cất lên tiếng nói công đạo, mà đang bị giam cầm trong ngục tối dưới chế độ độc tài CS nhỉ.

BC– BC hoàn toàn tán đồng ý kiến ấy. Vậy để BC bắt đầu nha:

Thơ rằng (ngâm)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

MN– Khi anh hùng đầy khí phách, đang vẫy vùng dọc ngang bốn bể, vì sa cơ lỡ thế, rơi vào tay kẻ gian tặc mưu hèn, phải nằm trong chốn tù đầy, cùng chung với những loài lang sói khác, thì bao nhiều dĩ vạng lại hiện về:

HS (ngâm….)

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,

Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

MN (Ngâm tiếp)

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

HS- Không đâu hỡi những anh hùng hào kiệt, cọp chết để da, người ta chết để lại tiếng thơm tiếng tốt. Đường đấu tranh có gian nan thì thành công với vẻ vang vĩ đại. Trại giam kia chính là nơi tôi luyện để sắt thép thành gướm báu mai sau.

BC (Ngâm tiếp)

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém;

Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

MN( Ngâm tiếp)

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!

Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,

Nơi ta không còn được thấy bao giờ!

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,

– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

HS– Anh em chung tôi, MN, BC và HS mong rằng qua bài thơ Nhớ Rừng trên, diễn tả được phần nào cảnh ngộ của những tù nhân lương tâm đang trong vòng lao lý. Mong các anh chị chân cứng đá mềm, một ngày không xa, phá đứt gông xiềng, dựng lại quê hương trong thanh bình hạnh phúc.

MN……Kính chúc….

BC…..Kinh chúc…..

You May Also Like