Câu chuyện Vịnh Cam Ranh
Sữ Kiện: Gần đây có nhiều tin đồn rằng Việt Nam đang cân nhắc cho Hoa Kỳ thuê dài hạn cảng Cam Ranh hay một số đảo ở Biển Đông để làm căn cứ hậu cần hay là một trạm dừng chân….nhằm đối phó với hành động hung hăng của Trung Cộng ở Biển Đông.
TA – Chào anh TH và anh HD, TA nghe nói nhiều đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam, nhưng chưa được biết nhiều về nơi ấy, vậy hai anh có cơ hội đến thăm nơi ấy chưa?
HD- Chào chị TA và anh TH, HD chỉ được biết đến vịnh Cam Ranh khi học môn địa lý mà thôi, chứ thật sự chưa bao giờ được đặt chân đến vùng đất này. HD chỉ biết Vịnh Cam Ranh thuộc quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 50 km. Phía bắc giáp quận Diên Khánh, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, hay còn gọi là Phan Rang, phía Tây giáp Khánh Sơn và phía Đông là bán đảo Cam Ranh, nhìn ra Biển Đông và Thái Bình Dương. Vịnh Cam Ranh dài hơn 20 km, có độ sâu đến 30 mét, cửa vịnh thông ra biển rộng khoảng 3 km và có đảo Bình Ba. Vịnh Cảm Ranh nổi tiếng là một vịnh biển đẹp tự nhiên. Tên Cam Ranh được hiểu như là một địa điểm, một nơi, một bến tàu thuyền tập trung lại.
TA- Cam Ranh có một địa thế đẹp như anh nói, nhưng tại sao nơi đây lại không được phát triển về thương mại như Hồng Kong, San Francisco, hay Đà Nẵng?
HD – Điều đó thì HD không được biết. Không rõ anh TH trả lời cho chị TA được không?
TH- Vâng, TH đã nhiều lần đi qua vùng này, tuy chưa đi sâu vào trong vịnh, nhưng cũng biết một vài chi tiết khá thú vị. Trong quá khứ thì vịnh Cam Ranh chưa được khai thác như một thành phố thương mại, ngoài một thị xã nhỏ gọi là Ba Ngòi, dân cư thưa thớt, nhưng đã được dùng như một trạm dừng chân tránh bão của tàu thuyền. Người Pháp và Mỹ cũng đã để ý đến nơi đây. Hải đội của Nga cũng ghé vào đây từ đầu thế kỷ 20, khi đánh nhau vơi Nhật và bị Nhật đánh bại năm 1905. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật đã dùng Vịnh Cam Ranh làm bàn đạp đế tiến xuống Malaysia, Thái Lan, Nam Dương…. Khi Nhật đầu hàng vì hai quả bom nguyên tử của Mỹ năm 1945. Người ta đồn rằng trước khi rút đi, Nhật đã chôn giấu một khối lượng vàng rất lớn trong vịnh này, tạo nên sự tò mò của nhiều người. Bên bán đảo Cam Ranh chỉ có một xóm nhỏ gọi là Mỹ Ca với mấy chục nóc gia, sống bằng nghề đánh cá, gần đó có một dòng tu Công Giáo gọi là Đan Viện Xito, được xây dựng từ năm 1934. Phía bắc của vịnh này gọi là Thủy Triều, nơi đây có một dải cát trắng tinh, được khai thác để sản xuất ra các sản phẩm pha lê rất đẹp, không biết đến nay có còn loại cát ấy không?
TA – TA nghe các anh lớn nói đến trường huấn luyện Hải Quân Cam Ranh, rồi cũng nói đến nhiều sinh hoạt khác tại thị xã này nữa, là thế nào?
HD – HD cũng nghe nói thời Việt Nam Cộng Hòa có ba nơi huấn luyện Hải Quân là Nha Trang, Cam Ranh và Saigon, nhưng không biết rõ các chi tiết ấy, nhất là về Cam Ranh. Nhưng nơi đây trở nên quen thuộc khi có sự tham chiến của quân đội Mỹ đến VN từ năm 1965; vì Cam Ranh là địa điểm quan trong nhất trong vùng, nên Hoa Kỳ đã xây dựng nơi đây thành một căn cứ quân sự gồm sân bay, bến cảng, kho tiếp liệu, bệnh viện, nơi nghỉ dưỡng…. dành cho quân đội Hoa Kỳ. Thời gian ấy dân chúng tụ tập về, nhiều trại định cư được mở ra, nhất là các làng Công Giáo và Phật Giáo làm nên một thị xã rất sinh động, lại nằm ngay trên Quốc Lô 1, nên Cam Ranh trở thành một điểm dừng chân rất hấp dẫn. Khi HK giải kết chiến tranh VN năm 1973, căn cứ này được giao lại cho VNCH.
TA- Nhưng chỉ vài năm sau đó, CS Bắc Việt đã chiếm được cả Miền Nam VN, rồi căn cứ quân sự này hình như không dùng đến, sau đó VNCS lại giao cho Nga sử dụng. Hiện nay đang có nhiều tin đồn Hà Nội đang cân nhắc cho Hoa Kỳ thuê dài hạn Vịnh Cam Ranh để làm căn cứ quân sự, nhằm ngăn chận các hành động gây hấn của Trung Cộng trong vùng biển Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Các anh có theo dõi các tin ấy không?
TH- Vậng, đúng như chị TA nói, CSVN đã để cho Nga đóng quân tại đây, nhưng khi liên Bang Xô Viết tan vỡ, Nga cũng không còn khả năng duy trì căn cứ này nữa, từ đó VN bắt đầu khai thác để biến thành cảng quân sự và dân sự. Khi cục diện chính trị trong vùng thay đổi, một mặt Hoa Kỳ rút khỏi các căn cứ quân sự tại Philippines vào đầu thập niên 1990, mặc dầu hai nước đã có Hiệp Ước Phòng Thủ Chung từ năm 1951. Sự vắng mặt của Mỹ trong khu vực đã tạo chỗ trống để TC bành trướng và trở thành một mối đe dọa đối với các nước nhỏ trong khu vực. Trước mối đe dọa này, Manila thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ “tạm thời” có mặt tại Philippines, đó là Hiệp Ước Thăm Viếng Quân Sự của Mỹ (VFA) năm 1998, và sau đó Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) giữa Manila và Washington năm 2014. Một mặt do tham vọng bành trướng của Tàu Cộng muốn đẩy anh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi vùng này. Nên Vịnh Cam Ranh lại trở thành đề tài cho các nhà nghiên cứu chiến lược bàn đến.
TH cũng nghe thấy những đồn đoán ấy, nhưng chưa có gì là rõ rang, nên chẳng ai biết được sự thật thế nào cả.
TA- TA để ý đến một yếu tố anh TH đề cập, là tại sao giữa Mỹ và Phi đã là đồng minh, đã có Hiệp Uớc Phòng Thủ Chung từ năm 1951, thế mà nay hai nước lại có vẻ tẻ nhạt như vậy? Coi bộ tình hình ở vùng này rất phức tạp, nếu không được giải quyết ổn thỏa thì VN ta sẽ rất nguy khốn về tay TC thôi! Hai anh có nghị vậy không?
HD- Những gì bất đồng sâu xa thì mình không biết, nhưng cứ nhìn vào những sự kiện gần đây, nhất là từ khi ông Duterte trở thành TT Phi, ông tỏ rõ thái độ bài mỹ. Có người cho rằng ông căm giận Mỹ khi TC đánh chiếm Bãi Cạn Scaborough năm 2012, mà HK dưới thời chính quyền Obama đã làm ngơ. Từ đó ông quay sang hợp tác với TC và muốn chấm dứt Hiệp Ước Thăm Viếng Quân Sự với Mỹ. Nhưng đối với người dân và thành phần đối lập ở Phi có lẽ họ lại nghĩ khác. Chúng ta đừng quên rằng tại HK có hơn một triệu ngươi Phi sinh sống, và là một nguồn ngoại tệ không nhỏ giúp cho kinh tế nước Phi đấy.
TH- Nói đến sự đồn đoán VN muốn cho HK thuê Cam Ranh, chúng ta đừng quên chính sách 4 không của Hà Nội là: “Việt Nam không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Chủ trương này là sợi dây tự trái tay mình, nhưng TH cho rằng đây là ý muốn của đàn anh TC. Vì vậy TC sẽ có nhiều cách ngăn cản VN, nếu có động thái nào thay đổi chủ trương 4 không vừa nói.
TA – Vì thế mà VN cứ theo đuổi chính sách đu dây chứ gì, một tay thân thiện với Mỹ, tay kia vẩn nắm chặt lấy anh Tàu Chệt, mà có muốn buông cũng không được. Chẳng hiểu VN sẽ phản ứng ra sao, vì mới tuần trước đây TC đòi VN phải rút hết các đơn vị võ trang đang đóng giữ trên các thực thể ở quần đảo Trường Sa, không rõ VN có thi hành lệnh ấy chưa?
HD- Họ thường âm thầm thương lượng với đàn anh chứ đâu có dám nói không. Còn nói có thì bị người dân nguyên rủa là kẻ bán nước. Đàng nào cũng mở miệng mắc quai cả. Chúng ta hãy chờ xem, biết đâu khi bị ép đến đường cùng, Vn phải theo ý nguyện của toàn dân mà chống lại Tàu Cộng chăng?
TH- Nếu dược vậy thì thật là phúc to. “bĩ cực thì thái lai” mà. Ô, Câu chuyện còn nhiều tình tiết ly kỳ, nhưng chúng ta đã hết giờ, xin tạm gác, lần sau sẽ bàn tiếp.
TA- Đồng ý. Hẹn gặp…..