Ký Ức Tháng Tư Buồn: Chiều tàn trên sông Vàm Cỏ (1)

Kính thưa quý thính giả, tháng 4 sau 47 năm với cái tên gọi “ngày giải phóng đất nước”, con dân Việt phải ngậm tủi nhục, cúi đầu đi lao động ở nước ngoài, xã hội đầy bệnh hoạn, tham nhũng từ trung ương xuống hạ tầng, nhân quyền bị chà đạp, nhà tù chật nít những con người dám cất lên tiếng nói phản biện. Con đường hoang tưởng của  “xã hội chủ nghĩa” chỉ là mỵ dân.  Biển và đất của mẹ VN đang mất dần dưới tay giặc phương bắc.  30 tháng 4, để ôn lại những tấm gương hào hùng của một quân đội VNCH bị bức tử, đài ĐLSN xin hân hạnh gởi đến quý thính giả, tiết mục Ký Ức Tháng Tư Buồn.

Trong chương trình đầu tiên hôm nay,  xin gởi đến thính giả của đài ĐLSN, trận đánh cuối cùng của Lực Lượng Đặc Nhiệm 99, trong giờ phút thứ 25 của ngày 30-4-1975, bảo vệ thủy lộ cho người di tản trên sông Saigon.  Bài viết mang tên “Chiều tàn trên sông Vàm Cỏ” của Hoàng Xuân Bái khóa 13 Sĩ Quan Hải Quân VNCH, qua giọng đọc của Lê Giang.

      DLSN06042022 Chieu tan

Chiều tàn trên sông Vàm Cỏ

Hoàng Xuân Bái

Vào những ngày đầu tháng tư, mặt trận miền Trung đã vỡ, làn sóng người di tản tràn ngập Sài Gòn. Vùng 4 tương đối vẫn còn yên tĩnh. Sài Gòn mất chỉ còn là vấn đề thời gian. Có tin chính phủ sẽ triệt thoái về Vùng 4 để cố thủ. Có tin sắp đảo chánh…vv…

Tầm nhìn của Ðại Bàng
    Ðô Ðốc Cang với tầm nhìn xa của một vị tướng đã thấy rõ vấn đề, phải di tản Hạm Ðội, không thể nào để Hạm Ðội lọt vào tay giặc, dù Chính Phủ có rút về Vùng 4 hay không. Bằng mọi giá Hạm Ðội phải ra khơi vào giờ phút thích hợp nhất. Muốn ra khơi êm đẹp, bảo tồn được Hạm Ðội thì thủy lộ Soài Rạp và Lòng Tào phải tốt. ( Sông Lòng Tào và Soài Rạp là 2 thủy lộ chính từ Sài Gòn ra Vũng Tàu. Sông Lòng Tào rất hẹp,quanh co nhưng khá sâu là thủy trình chính của thương thuyền và chiến hạm, trong khi đó sông Soài Rạp lớn hơn nhưng khá cạn, do đó chỉ sử dụng khi cần thiết.)
Ðô Ðốc Cang liền ra lệnh thành lập ngay Lực Lượng Ðặc nhiệm 99, lấy tàu từ nhũng đơn vị  tinh nhuệ của sông ngòi. Người chỉ huy? Còn ai nữa! Ðánh giặc “tới” nhất trong hải quân ai cũng biết là Huỳnh Duy Thiệp và Lê Hữu Dõng. Ông Thiệp thì đã biệt phái qua làm giám đốc Thương cảng Ðà Nẵng và đang bị kẹt ngoài đó, sống chết chưa biết, chỉ còn lại ông Dõng, tên thật xứng với người !!! Ðô Ðốc Cang nói với chánh văn phòng: “Gọi ngay Ðại Tá Dõng về gặp tôi gấp, nội trong ngày hôm nay.”

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Lực Lượng Ðặc Nhiệm 99 được thành lập. Trong khẩn cấp, các đơn vị sau đây đã được lấy về:
– Giang đoàn 42 ngăn chận
– Giang đoàn 59 tuần thám
– Ðại đội hải kích
– Ðịa phương quân
– Một số giang đĩnh lấy ra từ những giang đoàn Thủy bộ, Xung phong gồm tất cả 62 chiến đĩnh, một mũi xung kích mạnh mẹ nhất của HQVNCH lúc đó.

Nhiệm vụ:
– Lực lượng sẽ là đơn vị hậu vệ nặng để bảo vệ Chính phủ rút về Miền tây khi tình hình xấu.
– Bảo vệ an ninh thủy trình Soài Rạp và Lòng Tào trong trường hợp phải di tản.
– Bảo vệ Bộ Tư Lịnh Hải Quân nếu có đảo chánh
– Nhận lệnh trực tiếp từ Tư Lệnh Hải Quân.

Tầm hoạt động
    – Không giới hạn
– Tùy theo tình hình
Bàn cờ đã đến hồi chung cuộc. Ðô Ðốc Cang còn làm gì hơn được ?? !!! Bảo toàn cho Hạm đội di tản an toàn, cho Hải quân, cho đồng bào vào những ngày bi thảm cuối cùng của cuộc chiến đó là điều cuối cùng mà Ðô Ðốc Cang có thể làm đươc trong tầm tay của mình. Và Ðô Ðốc Cang đã chọn lưỡi kiếm bén nhất, tấm khiêng chắc nhất trao vào tay người đàn em lì lợm, chịu chơi nhất của ông: HQ Ðại tá Lê Hữu Dõng.

You May Also Like