Thưa quý thính giả, –
Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.
Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù với giọng đọc của Bảo Trân và Hướng Dương
– Tôi cũng nói để anh biết: Tôi hơn 18 tuổi rồi, đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tôi không cần anh phải dạy tôi chơi với ai và như thế nào. Các anh nói các anh là công an, có nghĩa vụ thông báo, đúng không? Tại sao các anh cấm tôi xuất cảnh? Tại sao không thông báo sớm cho tôi biết? Để tôi mất công ra sân bay rồi lại bị cấm bay, nhỡ hết công việc của tôi. Các anh đang làm tốn thời gian và tiền bạc của công dân, cũng như gián tiếp làm nguy hại đến đất nước này.
-An ninh Bộ Công an trong một lần câu lưu TS. Nguyễn Quang A tại sân bay Nội Bài (01/9/2015).
-Giải thích cho anh mãi mà anh vẫn không hiểu à? Tôi lại phải nhắc lại. Chúng tôi được Nhà nước giao nhiệm vụ. Chúng tôi có quyền bắt anh phải làm việc với chúng tôi.
-Tôi cũng nhắc lại: Các anh cứ đúng theo quy trình pháp luật mà làm. Nếu tôi sai thì khởi tố. Còn không thì tôi đi về.
-Em biết Trịnh Hội không? Trịnh Hội cho tiền em sang à?
-Tôi mệt. Tôi không muốn làm việc với các anh.
-Em định thực hiện chính sách “ba không” à? Như thế không tốt cho em đâu. Em mà chịu làm việc như những người khác thì đã về từ lâu rồi, không phải ngồi đến tận bây giờ. Bọn anh chỉ muốn thiện chí từ em thôi. Được thả hay không cũng do thiện chí của em nữa.
Giải lao. Cán bộ gọi điện thoại. Lát sau, cán bộ tiếp:
– Anh vừa nói chuyện với công an Hải Dương. Họ bảo đã có nhiều lần về nói chuyện với gia đình em. Bố mẹ em bảo em ngoan, chăm chỉ, có ý chí phấn đấu, là niềm tự hào của gia đình. Thế em đi thế này có báo cho bố mẹ biết không?
– Tôi đủ lớn rồi, đi đâu không cần phải nói với ai. Cảm ơn các anh đã có lời khen.
– Đi đâu thì cũng phải nói cho bố mẹ biết chứ. Như anh đây đi đâu một tuần cũng nói cho bố mẹ biết.
– Đấy là việc của anh.
– Anh hỏi lại: Em có biết Trịnh Hội không?
– Hội hè nào? Em chịu.
– Bọn anh biết hết. Em không thiện chí, đúng không? Em không
hợp tác, đúng không?
– Em nói rồi, em rất mệt, rất đói, không muốn làm việc với các
anh. Em phải về để nghỉ ngơi.
– Anh cũng nói lại, anh được Nhà nước giao phó nhiệm vụ, và
anh đang làm việc với em.
– Nhưng em không làm gì sai cả. Các anh muốn làm gì thì phải
theo pháp luật.
– Sao em mãi không chịu hiểu nhỉ? Bọn anh đang làm nhiệm vụ
với em. Và em không phải dạy bọn anh làm như thế nào.
– Em dốt lắm, chưa đủ trình dạy các anh đâu. Các anh cứ đúng
quy trình pháp luật mà làm, còn em phải nghỉ. Lại nghỉ giải lao. Cán bộ ngồi nghịch điện thoại…
Chương VIII – THĂM NUÔI
Chương cuối cùng này tập trung vào một công việc mà bất cứ gia đình người tù nào cũng phải làm: tiếp tế, nuôi tù.
Bạn có thể lựa chọn không làm truyền thông, không vận động gì cho người thân đang ở tù của mình, nhưng chuyện thăm nuôi thì chắc chắn bạn phải làm, đó không phải lựa chọn.
“Người bị tạm giam, tạm giữ có quyền được đảm bảo chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách báo tài liệu; được gặp thân nhân, người bào chữa, lãnh sự…” (Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam, Điều 9, Khoản 1, điểm c và d).
- a) Về việc gửi đồ tiếp tế
Khoản 2 Điều 27, Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam quy định: “Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi không quá ba lần trong một tháng”.
Theo Điều 28 và 29, người thân của bạn, trong thời gian bị tạm giữ hoặc tạm giam, có quyền được nhận thực phẩm, quần áo, chăn chiếu mùng màn và các đồ cần thiết cho sinh hoạt cá nhân. Đồng thời, cũng có quyền được nhận sách, báo, tài liệu học tập, tất nhiên phải qua sự kiểm duyệt của trại giam.
- b) Về việc gặp mặt
Khoản 1, Điều 22 Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam quy định: “Người bị tạm giữ được gặp người thân một lần trong thời gian tạm giữ; một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.
Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ”.
- Với người đã có án
Khoản 1 Điều 46 Luật Thi hành Án Hình sự quy định: “Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng”.
Khoản 2 Điều 46: “Khi gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, phạm nhân được nhận thư, tiền mặt, đồ vật, trừ đồ vật thuộc danh mục cấm”.
- Chuyện thăm gặp
- Không cho thăm gặp vì đang kỷ luật
Trại giam có thể lấy lý do người thân của bạn đang bị kỷ luật mà không cho thăm gặp. Đúng là theo Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam và Luật Thi hành Án Hình sự, thì người đang bị kỷ luật không được gặp thân nhân.
Tuy nhiên, bạn cần xem luật để biết thời hạn kỷ luật:
“Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam” (Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam).