Chuyện Nước Non Mình: CẨM NANG NUÔI TÙ(Tiếp)

Thưa quý thính giả, –

Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù với giọng đọc của Bảo Trân .

      DLSN30062022bis Cam nang

CẨM NANG NUÔI TÙ(Tiếp)

Phạm Đoan Trang

  1. c) Bình tĩnh, kiên nhẫn, giữ tinh thần

Công an thường thể hiện uy lực bằng ngôn ngữ mệnh lệnh (quát nạt, uy hiếp), buộc bạn phải làm theo ý họ. Hoặc họ đe dọa, lôi cả bạn và gia đình ra mà dọa.

Một trong các nghiệp vụ thẩm vấn của công an là hỏi liên tục, thay nhau hỏi, không để bạn nghỉ ngơi, và chỉ lặp đi lặp lại một vài câu hỏi.

Trong lúc thẩm vấn, công an cũng sẽ làm cho bạn có cảm giác bị bỏ rơi, không ai quan tâm cả. Họ sẽ cô lập bạn hoàn toàn với thế giới bên ngoài, giấu tất cả các tin tức liên quan và nói với bạn rằng chẳng ai để ý tới bạn, người thân, bạn bè đã bỏ rơi bạn, thậm chí còn phản bội bạn. Mục đích của họ là làm cho bạn sụp đổ.

Cho nên, hãy nhớ đó chỉ là chiêu trò của họ. Cứ tin rằng đồng đội, người thân không bỏ rơi mình, hoặc ngược lại, xác định luôn là không ai quan tâm đến bạn cả và bạn cũng chẳng cần, bạn sẽ một mình đương đầu với công an và sẽ vượt qua. Đó chính là hai “liệu pháp tâm lý” (có vẻ trái ngược nhau) để bạn vô hiệu hóa nghiệp vụ của công an. Áp dụng với bạn mãi vẫn thất bại thì họ sẽ phải từ bỏ chiêu trò ấy.

Luôn nhất quán trong tất cả các câu trả lời, cho dù bên thẩm vấn có hỏi đi hỏi lại kiểu gì đi chăng nữa. Ví dụ, hãy kiên định là bạn không biết, không nhớ, hoặc không có nghĩa vụ trả lời gì cả.

Hãy hết sức kiên trì, kiên nhẫn chịu đựng. Đừng bao giờ tỏ ra sốt ruột, mệt mỏi, mong muốn được thả sớm… vì càng để lộ tâm lý ấy ra, bạn càng tự hại mình.

  1. d) Tuyệt đối đừng tin công an

Công an nào cũng sẽ cho bạn thấy con đường dễ dàng nhất là hợp tác với họ, chỉ cần hợp tác là sẽ được thả, được về nhà với gia đình, hoặc người nhà đang bị tù kia sẽ được giảm án, được khoan hồng v.v.

Thực tế thì việc bạn được thả hay không tùy vào chủ trương của cấp trên, chỉ đạo của lãnh đạo công an, chứ không phải vào đội ngũ công an thẩm vấn bạn, càng không phải vào thái độ “hợp tác” hay “ngoan cố” của bạn.

Khi bạn tin công an, chắc chắn bạn sẽ vô tình làm lộ những bí mật có thể gây tổn hại cho bạn và người thân, bạn bè của bạn.

  1. e) Cảnh giác với thủ đoạn “đứa đập đứa xoa”

Trong quá trình thẩm vấn, công an thường được phân công vào các vai “công an tốt – công an xấu”. Sẽ có nhiều người cùng tham gia trong một cuộc thẩm vấn, từ 2 đến 10 người, ngoại lệ có thể lên đến vài chục người. Những người này sẽ chia nhau vào vai “công an tốt” và “công an xấu”.

  • “Công an xấu” đập bàn, quát nạt, đe dọa… thậm chí bạt tai, đấm đá bạn.
  • “Công an tốt” sẽ giả vờ khuyên can, thương xót và quan tâm lo lắng cho bạn. Từ đó, tạo niềm tin với bạn, dẫn dụ bạn vào mục đích của họ, khiến bạn có cảm giác mình có nơi nương tựa, thật “như chết đuối vớ được cọc”.

Bạn cần tỉnh táo, đừng tin công an. Nhớ là họ đang làm nhiệm vụ, họ cần thông tin để viết báo cáo, cần thành tích, chứ họ không thương xót gì bạn hay người thân đang ngồi tù của bạn cả. Không hoàn thành nhiệm vụ, công an sẽ bị cấp trên khiển trách, kỷ luật, mất thu nhập (lương thưởng), chứ được lòng bạn và người thân của bạn thì để làm gì?

Lưu ý: Công an không chỉ thẩm vấn tại những nơi thuộc cơ quan công quyền, trong phòng thẩm vấn (phòng cung), mà có thể còn có các cuộc thẩm vấn không chính thức, ví dụ như mời bạn đi café, ăn trưa… Tại đó, họ sẽ trò chuyện thân mật, vu vơ, vô hại và lồng vào đó những vấn đề họ cần moi thông tin từ bạn. Ở những thời điểm này, bạn sẽ không cảnh giác và dễ dàng rơi vào bẫy của họ.

Họ có thể tỏ ra thông cảm với bạn. Họ đóng vai như là một người đầy quan tâm, thậm chí tỏ ra rằng họ đang cố gắng để giúp đỡ bạn tránh khỏi những rắc rồi. Đây là cách mềm mỏng mà hiệu quả để lấy được thông tin từ bạn.

Vậy nên hãy luôn nhớ rằng, bất cứ thông tin nào bạn chia sẻ với an ninh cũng đều có thể gây hại cho bạn. Cảnh giác và đừng chia sẻ gì cả. Luôn nhất quán trong tất cả các câu trả lời, cho dù họ có hỏi đi hỏi lại với bất kỳ thủ đoạn nào.

 

  1. f) Từ chối trả lời bất cứ khi nào có thể

Với quyền im lặng, bạn hoàn toàn có thể không trả lời bất kỳ câu hỏi nào của công an. Nhưng nếu cảm thấy không thể im lặng được, thì bạn cũng cần nhớ là có nhiều câu hỏi bạn có thể từ chối trả lời.

Nên từ chối các câu hỏi mang tính riêng tư, cá nhân, liên quan đến người thứ ba không có mặt, hoặc không liên quan đến nội dung buổi làm việc.

  1. g) Không hứa hẹn, không cam kết, không ký

Không hứa hẹn, cam kết gì với công an, nhất là đừng bao giờ hứa và cam kết bằng văn bản. Những văn bản ấy (chẳng hạn bản cam kết hợp tác với cơ quan công an) có thể trở thành bằng chứng để công an hại bạn sau này.

Tốt nhất là không ký bất kỳ văn bản gì, chỉ trừ phi bạn chắc chắn được là việc ký có lợi cho bạn (mà thường thì bạn không thể chắc chắn điều gì). Đừng băn khoăn nếu công an làm bộ than thở: “Làm việc với anh/chị mà không có chữ ký thì sếp tôi không chịu”. Đó là sếp của họ, chứ không phải của bạn. Thêm nữa, bạn cứ yên tâm rằng chẳng cần bạn đặt bút, công an cũng có nhiều cách để tạo ra chữ ký của bạn.

 

ĐỪNG CÓ:

Thái độ – Sợ, lo lắng, Sốt ruột, Nổi khùng, Thương công an, Tin công an.

Hành động – Nói xấu đồng đội, Khóc lóc, Hứa hẹn, cam kết, Ký xác nhận, Nhận tội.

 

  1. Bốn phương pháp chính trả lời thẩm vấn

Nói đúng hơn là, có bốn cách tiếp cận chính trong việc trả lời thẩm vấn. Bạn có thể chọn một trong bốn.

Cách một, tỏ ra hợp tác, nhưng vô hại. Bạn luôn có câu trả lời cho công an, và trả lời bằng những thông tin mà bạn cho là không quan trọng, vô thưởng vô phạt. Cách này dành cho số đông, tức là những người không “cứng” lắm khi đối đầu với công an. Bạn có thể cần bịa ra một kịch bản nào đó để trả lời, nhưng nhớ là kịch bản ấy phải logic, hợp lý, và nhất quán như nhau trong mọi lần trả lời.

Cách hai, bất hợp tác. Theo đó, câu trả lời đơn giản nhất là bạn không biết, không nhớ người hay sự việc mà công an hỏi. Hoặc bạn có thể từ chối làm việc, hay nói rằng bạn không có nghĩa vụ phải trả lời những câu hỏi của công an. Đây là một cách thực thi quyền im lặng. Cách này dành cho những người có bản lĩnh, đủ “cứng” khi đối diện công an.

Cách ba, điều tra ngược lại. Thậm chí có thể khai thác ngược lại công an, với hai nguyên tắc: 1, Hỏi nhiều hơn trả lời; và 2, Trả lời bằng những câu hỏi ngược lại. Cách này và cách bốn chỉ dành cho số ít những người bản lĩnh nhất.

Cách bốn, tố cáo ngược lại. Với mỗi câu hỏi của công an, bạn trả lời theo hướng tố cáo những sai phạm của công an, những tội ác của chế độ độc tài. Với cách trả lời này, bạn khiến công an rất khó ghi biên bản, vì ghi lại chẳng khác nào tự chửi mình.

Ví dụ: Công an hỏi: Anh có quen ai ở Hội Anh Em Dân Chủ không?

Trả lời theo cách một: Tôi có quen một người sinh hoạt cùng nhà thờ Tin Lành với anh Nguyễn Văn Đài.

Công an: Ai? Nhà thờ nào?

You May Also Like