Chuyện Nước Non Mình: CẨM NANG NUÔI TÙ(Tiếp)

Thưa quý thính giả,

Phạm Đoan Trang là một chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ. Trong nhiều tác phẩm đấu tranh của cô chúng tôi đã chọn cuốn” Cẩm nang nuôi tù” để giới thiệu với thính giả vì nó rất cần thiết cho rất nhiều gia đình có thân nhân đang bị bạo quyền cầm tù. Hơn nữa làn sóng bắt bớ vẫn đang lan rộng nên sẽ có nhiều người sẽ phải ở trong thân phận” nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Sau đây mời quý thính giả theo dõi phần tiếp theo của Cẩm Nang Nuôi Tù sẽ do Bảo Trân trình bày để kết thúc chương trình PTĐLSN tối nay.

      DLSN21042022bis Cam nang

CẨM NANG NUÔI TÙ(Tiếp)

Phạm Đoan Trang

  1. Hồi xem các trường hợp trước đây đi vận động quốc tế với  sự giúp đỡ của họ, khi về nước gặp rủi ro gì, như thế nào.

Bạn cũng nên liên hệ và trực tiếp trao đổi với những người từng đi vận động quốc tế trước đây với sự giúp đỡ, bảo trợ của tổ chức đang ngỏ ý với bạn. Hỏi kinh nghiệm của họ, nhờ họ tư vấn, hướng dẫn thêm.

  1. Tôi không biết tiếng Anh thì có đi vận động được không?

Nếu bạn đi vận động quốc tế với vai trò nhà đàm phán thì bạn cần phải biết ít nhất một ngoại ngữ. Nếu chỉ là người thân của một tù nhân lương tâm, đang đi vận động cho tù nhân ấy với sự hỗ trợ của các nhà hoạt động, hoặc bạn đi với tư cách nhân chứng, nạn nhân của vi phạm nhân quyền, thì không cần biết ngoại ngữ.

  1. Khi ra nước ngoài, tôi nên gặp những ai?

Nên gặp gỡ các đối tượng của hoạt động vận động quốc tế, gồm ba nhóm như đã nêu ở trên: Giới truyền thông quốc tế; các tổ chức nhân quyền quốc tế; chính phủ, quốc hội các nước ủng hộ dân chủ.

  1. Khi ra nước ngoài, tôi nên tránh gặp ai?

Như đã nói, vận động quốc tế là nhằm thu hút sự chú ý của công chúng trong nước và quốc tế, cho nên nói chung, bạn không cần tránh gặp ai cả. Nếu có thì chỉ nên tránh gặp các đại sứ quán, lãnh sự quán của Việt Nam ở nước sở tại vì ở đó, an ninh, mật vụ trà trộn rất nhiều. (Trừ phi bạn có quan hệ cá nhân và bạn tự tin là mình kiểm soát được thông tin, thì có thể gặp người của cơ quan ngoại giao Việt Nam).

Một điều đặc biệt cho phong trào dân chủ-nhân quyền Việt Nam là tồn tại một cộng đồng người Việt hải ngoại đông đảo và có xu hướng ủng hộ dân chủ. Khi đi vận động quốc tế, bạn có thể tìm kiếm từ đó sự hỗ trợ cho người thân của mình đang ở tù.

Nói chung, chuyến vận động càng được dư luận chú ý, khả năng thành công càng cao. Vậy nên bạn đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội nào để làm truyền thông.

Nếu có ít thời gian thì bạn không cần gặp gỡ, tiếp xúc quá nhiều mà nên có sự chọn lọc, ưu tiên. Lưu ý là thời gian ở nước ngoài có hạn, thị thực (visa) có thời hạn, bạn phải phối hợp với tổ chức đã đưa bạn đi, lên kế hoạch làm việc, lịch trình đi lại sớm, cụ thể, rõ ràng.

  1. Khi ra nước ngoài, tôi nên tránh làm gì?

Tránh việc tìm cách để ở lại nước ngoài, không về nước sau chuyến vận động. Điều đó làm mất uy tín của cả bạn lẫn tổ chức đã đưa bạn ra ngoài, lẫn phong trào dân chủ trong nước, và đương nhiên, của cả người thân đang ở tù của bạn.

Tránh bịa đặt hoặc phóng đại, nói quá. Ngược lại, cũng không hạ thấp tầm quan trọng của những chuyện thật sự quan trọng. Tốt nhất là nói đúng sự thật và nói một cách thuyết phục.

Tránh đề cập tới chuyện hỗ trợ tài chính, ngay cả khi các tổ chức quốc tế có thể giúp đỡ hay khi bạn và gia đình gặp quá nhiều khó khăn. Đừng tạo ra cảm giác “ăn xin”. Cùng lắm, bạn chỉ nên nêu các khó khăn với tổ chức đã đưa bạn đi nước ngoài; họ sẽ biết cách vận động tài chính giúp bạn.

You May Also Like