Lũ lụt Miền Trung
Sụ kiện: Hàng năm cứ đến mùa mưa lũ thì Miền Trung lại phải hứng chịu những tai ương khủng khiếp, năm sau nặng nề hơn năm trước, tại đâu? Thiên tại hay nhân tai?
KICH BẢN
MN- Chào anh BC và anh HS, hai anh có biết tại sao năm nào ở Miền Trung nước ta cũng bị lũ lụt tàn phá, mà năm sau lại dữ dội khủng khiếp hơn các năm trước là sao vậy?
HS- Khổ lắm MN ơi, nói đến Miền Trung là nói đến thiên tai bão lụt, nói đến vùng đất “Cầy lên sỏi đá” vùng đất “chó ăn đá, gà ăn muối”, vùng đất “mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu ăn” đấy. Tuy vậy đồng bào Miền Trung đã quen với thời tiết khắc nghiệt rồi, nên vẫn kiên trì bươn chải cuộc sống từ thế hệ này sang thế hệ khác từ hàng ngàn năm qua, đó là sức sống của người Việt chúng ta đấy.
BC- Anh HS nói đúng, đây là vùng quê hương của BC, nên BC biết khá rõ những người sống tại những nơi khắc nghiệt ấy, họ luôn phải gánh chịu những thử thách, nên họ có sức chịu đựng rất cao. Đối với những người ở xa, chỉ nhìn cảnh tượng ấy cũng thấy ớn lạnh rồi; nhưng với người dân Miền Trung thì đó là chuyện bình thường anh chị ạ.
MN- Năm nào cũng phải gánh chịu những trận lũ lụt chết người, nhìn cảnh nhà cửa, ruộng vườn, cây trái, trâu bò, lợn gà bị nước cuốn trôi. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ ra, phút chốc trở thành trắng tay, mà vẫn cố chịu đựng, MN lấy làm lạ. Sao họ không tìm nơi “đất lành chim đậu” mà lập nghiệp nhỉ?
HS – Đây là nét văn hóa rất đặc biệt của chúng ta, Người Việt mình quí trọng nơi sinh ra, nơi trưởng thành, nơi có mồ mả tổ tiên của dòng tộc. Đời sống con người gắn liền với quê hương làng mạc như một định mệnh, xa lìa quê hương có thể là một nỗi bất hạnh đấy.
BC – Đúng vậy, người dân phải bỏ làng mạc ra đi vì chiến tranh, loạn lạc, nhưng khi im tiếng súng thì lại quay về. Chỉ khi chủ nghĩa CS tràn tới thì người dân mới phải xa lìa quê hương, nhưng vẫn hướng lòng về cố quận là vậy. Ngoại trừ những người làm ra các điều xấu xa, bị bà con xóm làng ruồng bỏ thì đành phải ra đi thôi. Để trả lời cho câu hỏi của MN tại sao lũ lụt năm sau lại tàn khốc hơn năm trước. Lũ lụt vẫn có hàng năm từ bao nhiêu đời rồi, đó là thiên tai, nhưng càng ngày càng khủng khiếp hơn, là do bàn tay của con người góp sức vào.
MN- Ý anh nói do bàn tay của con người nữa là sao, MN nghe người ta bảo do thời tiết biến đổi, nên càng ngày càng có nhiều bão tố hơn. Điều ấy có đúng không?
BC- BC không phải là khoa học gia, nên không dám trả lời câu hỏi của MN, nhưng BC nói do bàn tay của con người, áp dụng vào thực tế trong khuôn khổ của nước ta thôi. Đây là hậu quả của nạn phá rừng bừa bãi trong 40 năm qua. Vì rừng già, rừng nguyên sinh có khả năng ngăn chận nước mưa, nên tuy có lũ lụt, nhưng không dữ tợn như hiện nay. Một khi cây rừng đã bị phá, đồi núi trơ trọi không thể chận được nước, thì việc sạt lở là lẽ tất nhiên thôi.
HS- Anh BC nói rất đúng, cụ thể là vụ sạt lở vừa xảy ra ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 hôm 12 tháng 10 tại tỉnh Thừa Thiên, làm thiệt mạng nhiều người, trong số ấy có các công nhân và 13 quân nhân nữa. Đây là hậu quả việc phá rừng nguyên sinh để xây dựng đập thủy điện, làm cho nửa quả đồi sạt lở chôn vùi cả dự án đang xây dựng. Trông cảnh tưỡng thật là bi thảm!
MN- Ở VN nói chung và Miên Trung nói riêng, người ta đã và đang làm hàng ngàn dự án thủy điện. Chẳng lẽ những kỹ sư cầu dường không hiểu được các điều căn bản như hai anh vừa nói sao. Ở Mỹ và các nước Tây Phương họ đã có những kinh nghiệm về những tai họa do các hồ chứa nước, các đập thủy điện gây ra, những tài liệu ấy có đầy trong sách vở, sao mình không tham khảo để rút ra những bài học nhỉ.
BC- Có chứ MN, những người học về chuyên môn ấy họ biết cả đầy, nhưng biết là một chuyện, còn thực hiện là một một chuyệ khác. Ở VN không giống như ở các nước Âu Mỹ, quyết định thực hiện một dự án không do các khoa học gia hay các nhà chuyên môn, mà do những người lãnh đạo chính trị. Do đó mới có những hậu quả thê thảm xẩy ra.
MN- Hình như VN cũng có tâm lý thích khoe khoang ngạo mạn như Tàu Cộng thì phải, chẳng coi trời đất và mạng người ra gì. Các anh thấy họ hãnh diện về cái đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới, nhưng từ cấp lãnh đạo thượng tầng cho tới người dân thường, ai ai cũng hồi hộp nơm nớp lo sợ, vì chỉ một cơn động đất thấp, mà động đất thì chẳng ai biết trước được, cũng đủ để gây ra một đại họa, giết chết hàng chục triệu người chứ chẳng chơi đâu.
HS- Tâm lý muốn nổi, muốn phá kỷ lục thế giới thì có đây, vì thế mới có chuyện khoe tô phở khổng lồ, cái bánh chưng to, cái bánh téc dài nhất thế giới là vậy. Trở lại chuyện các dự án thủy điện ở Miền Trung, thì nguyên do ngừơi ta thi đua làm dự án thủy điện, nói là để đáp ứng nhu cầu điện năng trong công cuộc phát triển kinh tế là đúng, nhưng đi sâu vào chi tiết, thì phần nhiều các dự án này còn có mục đích phá rừng để lấy gỗ quí, đây là một nguồn lợi rất lớn mà các nhóm lợi ích được nhà nước bao che đã cầu kết từ nhiều năm qua rồi.
MN- Wow, hèn chi mà tham nhũng vẫn tràn lan từ năm này qua năm khác. Nếu cần điện, ở VN nắng nhiều, gió cũng dữ, sao người ta không lấy điện mặt trời hay điện gió có an toàn hơn không.
BC- Ở VN người ta làm vì lợi ích phe nhóm chứ có vì ích quốc lợi dân đâu. Vì vậy dự án nào có thể bòn rút của công được, chia chác quyền lợi được thì họ làm, còn hậu quả thế nào sẽ tính sau.
HS – Tóm lại nỗi khổ vẩn trút lên đầu người dân thôi. Ngay cả việc cứu trợ nạn nhân lũ lụt nhà nước còn gây khó dễ, còn cấm đoán những tổ chức từ thiện. Trong khi các viên chức địa phương thì tìm cách cắt xén phần cứu trợ nhò nhoi của người dân. Nghĩ mà buồn.
MN- Trong khi ấy cũng không thiếu những kẻ bất lương lợi dụng tai ương thảm họa để lường gạt người dân hiền lành chất phác đấy.
BC – Hậu quả hôm nay đến từ cái đảng CS khốn nạn mà ra cả. Muồn dân mình khá hơn thì phải dẹp bỏ cái đảng ấy đi là xong hết.