THI CA YÊU NƯỚC: Nguyễn Chí Thiện Nhà thơ nhân chứng lịch sử (tiếp theo)

Nguyễn Chí Thiện – Nhà thơ nhân chứng (TT).

Thưa quí thinh giả,

Trong TCYN lần trước chúng tôi đã giới thiệu Nguyễn Chí Thiện một nhà thơ nhân chứng qua bài Chúng Tôi Sống, mô tả nhà tù dưới chế độ CS vào năm 1962.  Trong tác phẩm Nguyễn Chí Thiện – Trái Tim Hồng, nhà văn Trần Phong Vũ đã in lại bài viết của Thuỵa Khuê phân tích thơ Nguyễn Chí Thiện trong chủ đề này, chúng tôi hân hạnh trích để cống hiến quí thinh giả hôm nay:

      TCYNuoc21112019bis

Chúng tôi sống nói lên sức sống mãnh liệt của người thanh niên tên Chí Thiện, hiểu tại sao có sự trở mình của của một ngòi bút bẩm sinh vốn nhu mì, nay đã lột xác trở thành đanh thép, giải thích tại sao một thanh niên ốm o ho lao, sống còn và tồn tại sau 27 năm tù.

Trong những cháng trai bị tù vì tư tưởng, Chí Thiện hiện lên rõ nét, bởi anh dám nghĩ, dám ghi lại ngoại cảnh và tâm cảnh của mình và những bạn đồng hành, anh bắt đầu đặt câu hỏi, về trời, về đất, về nước, về thân phận. Nguyễn chí thiện bắt đầu suy nghĩ, ta hãy nghe bài thơ Trời u ám, viết năm 1962:

Trời u ám, cây hay là xương xám?

Mây đục mờ hay vải niệm mầu tang?

Gió đìu hiu lạnh buốt can tràng

Hay hơi thở nơi dương tàn âm thịnh?

 

Lòng thung vắng mịt mù hoang lạnh

Hay mồ ma huyệt địa rấp xương khô?

Từng đoàn đi thiểu não toán tội đồ

Hay quỉ đói nơi trần gian địa ngục?

 

Những chàng trai mặt gầy đen nhẫn nhục

Mắt lạnh lùng, ngời sáng lửa âm u.

Họ ngươc trông non nước mịt mù

Và cúi xuống nặng nề suy nghĩ…

Nhận thức được vai trò nhân chứng của mình, từ đêm trừ tịch 1961; từ nay, Nguyễn Chí Thiện quyết tâm ghi lại trong đầu, từng cảnh sắc, từng hình ảnh, như đoản thơ Đêm Rừng rả rích (1962) sau: 

             Đêm rừng, rả rich mưa, phòng dột

            Ôn gối ngồi run lạnh nhìn nhau

            Chấm lửa mờ xanh một ngọn đèn dầu

            Thùng nước giải, thùng phân, sàn rệp đốt

            Đêm trừ tịch từ năm sáu mốt.

Mỗi trạng huống, mỗi phút sống có thể trở thành một bài thơ khủng khiếp, chưa nơi nào, chưa thơ nào mà kiếp người kinh hoàng đến thế. Cái cảnh những tù nhân gặp lúc mưa, vôi vàng nhai ngấu nghiến những củ đậu phụng, mà người Miền Bắc gọi là lạc, còn dính đầy bùn đất vì cơn đói triền mien, Nguyễn Chí Thiện ghi lại qua đoản thơ Trời mưa tầm tã (1962)

              Trời mưa tầm tã đêm qua

             Sáng nay lạc rỡ còn pha trộn bùn

            Sá gì bệnh sán, bệnh giun

            Dịp may hiếm có tùn tùn nuốt nhai

            Tôi nghe rào rạo bên tai

            Một nhân lạc phải trộn hai phần bùn

Cái đói không còn nguyên chất nữa, không còn trọn khối nữa, mà nó đã hóa thân, hóa chất, nhập vào mỗi âm thanh: tùn tùn nuốt nahi, rạo rạo bên tai, một nhân lạc trôn hai nhân bùn, nó đánh động lương thức người đọc như một thứ bom nổ chậm mà chắc. Vẫn chuyện rỡ lạc, năm sau, cái đói mở ra một trận tuyến khác, nó dẫn đến sự trừng trị, nó trở thành động viên của cái ác, như nhân và quả:  đây Toán tôi rỡ lạc (1963)

Toán tôi rỡ lạc ngoài đồng

Có ông quản giáo ngôi trông đàng hoàng

Thừa cơ quản giáo trông ngang

Một anh tranh thủ vội vàng nuốt nhai

 

Vài nhân lạc cả vỏ ngoài

Quả tang! Báng súng nền hoài không thôi!

Mồm anh tóe máu, vểu môi.

Chưa có một thế giới nào dã man đến thế; vừa chết đói vừa bị đánh. Nhưng sự kinh hoàng đến từ chỗ khác: Sự thản nhiên của người kể, như kể một chuyện hàng ngày với những chữ như thừa cơ, tranh thủ…càng làm tăng cái ác, cái bạo tàn, càng làm tê liệt hệ thần kinh người đọc. Thơ Nguyễn Chí Thiện không gọt dũa mỗi chữ mỗi lời, cũng không cao siêu tư tưởng mà chỉ là những lời lẽ bình thường, thậm chí tầm thường nữa, nhưng làm chúng ta giật mình bởi chất dã man tàn bạo, nằm trong những con chữ nhu mì hiền hậu, chúng lùa ta vào một ổ phục kích không ngờ.

Cũng năm 1963 này, Nguyễn Chí Thiện làm những câu thơ lãng mạn pha máu và nước mắt. Sự tuyệt vọng lên ngôi, người thanh niên 24 tuổi, sau ba năm tù tội, đã tự biến cái lãng mạn trong tiềm thức và trong nền giao dục của thời mình, trở thành những dòng thơ tuyệt vọng, những vần thơ xám, những vần thơ đẫm máu cuộc đời trên đường lên đoạn đầu đài, ta hãy nghe những câu trong bài Khi ta tới (1963)

             Khi ta tới mặt trời đã nguội

            Gió mùa thu trở gió may cào

            Những mầm non khô cứng tế bào

            Mau thay sắc mang mầu xanh rớt

           

            Và mặt đất hóa thành mặt thớt

            Và con người con cá thiu ươn

            Khắp nơi nơi nhung nhúc loài lươn

            Loài giun đất không quằn khi dẫm

           

            Tình mộng đã vùi chôn một nấm

            Hận thù trơ trọi sống mồ côi

            Những vần thơ lãng mạn câm rồi

            Còn rỏ xuống một dòng đỏ thẫm

 

Những vần thơ lãng mạn câm rồi, chính là đỉnh cao của tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng trở thành món ăn hàng ngày, thành thuốc độc, ngấm dần vào cơ thể người thanh niên, hủy hoại hệ thần kinh và rút dần xương tủy, được diển tả trong bài Mầu Thời Gian (1963) sau đây:

             Màu thời gian đã chuyển vế sắc xám

            Vị thời gian đã ngả tới mùi thiu

            Nửa trang đời dập, xóa, tẩy còn lưu

            Và còn đó nửa trang dài lạnh trắng…

           

            Tim trúng độc hóa ra bầu mật đắng

            Hệ thần kinh một mớ chỉ xù lông

            Nửa trang đời không một chữ nào trông

            Thành nét chữ nửa trang đời lạnh trắng

           

            Không gian tắt không còn vương chút nắng

            Một vầng trăng lạnh lẽo bơ vơ

            Nửa trang đời toan viết một bài thơ

            Nhưng lỗi vận, nửa trang dài lạnh trắng

 

            Giông gió hết bơ phờ trong quạnh vắng

            Cảnh hoang tàn cây đổ mái nhà xiêu

            Nửa trang đời thâm tím với bầm biêu

            Lòng dốt nát, nửa trang đành bỏ trắng

MN, HS, BC và KH mời quí thinh giả nghe tiếp những vần thơ nhân chứng vào TCYN lần tới.

You May Also Like