Nước mắt của những kẻ đi làm thuê

      CNNM25102016

Đã nhiều năm nay, tình trạng thanh niên nam, nữ nông thôn kéo nhau đi làm thuê kiếm sống đã trở thành phong trào rộng lớn và nay đã trở thành xu thế tất yếu đối với người lao động nông nghiệp, nông thôn Việt nam. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đất đai không đủ canh tác, giá trị ngày công lao động nông nghiệp quá thấp nên mọi người trong lứa tuổi lao động đổ xô nhau đi tìm việc làm. Người có ít trình độ, khả năng giao tiếp, gia đình có điều kiện thì cậy cục tìm cách đi lao động nước ngoài, gọi là xuất khẩu lao động; người không có khả năng trên thì tự xoay sở kiếm việc làm lân cận quê hương, kẻ vào nam, người ra bắc và có một bộ phận tìm cách vượt biên sang Trung Cộng, Lào và Campuchia làm thuê, trong đó TC là thị trường lao động rộng lớn, thu hút hàng trăm ngàn lao động Việt nam.
Người mướn là những ông chủ người Tàu ở những vùng nông thôn rộng lớn bên TC, cần thuê lao động Việt nam làm những công việc phổ thông, như : trồng, chăm sóc, thu hoạch mía; gia công các loại công cụ sản xuất nhỏ; chế biến các loại đồ nhựa tái sinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; gia công các loại công cụ sản xuất cầm tay, các loại khung xe máy, xe đạp, xe cải tiến, xe con rùa… cùng các ngành như thợ xây, thợ mộc, thợ hàn, thợ tiện…cho đến việc chăm sóc, thu hoạch các loại trái cây … Tất cả những thành quả lao động trên tạo ra sản phẩm đều được đẩy sang thị trường Việt nam tiêu thụ.
Từ nhiều năm nay, mạng lưới tuyển lao động cho TC đã được hình thành, người Tàu môi giới cho phía Việt nam về nhu cầu lao động của các ông chủ bên Tàu. Phia Việ nam hình thành đường dây săn lùng sục xạo đến khắp mọi vùng trên toàn cõi miền bắc Việt nam, nhất là vùng xa xôi hẻo lánh, các vùng nông thôn thiếu việc làm. Những ông, bà chủ người Việt trực tiếp đưa lao động đến điểm giáp biên bàn giao cho những ông, bà chủ người Tàu, người giao hàng, kẻ nhận của, và từ đó người lao động Việt phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của những ông, bà chủ người Tàu.
Những ngày đầu, họ sống tá túc tập trung do ông, bà chủ nuôi và lần lượt có những ông, bà chủ người trực tiếp sử dụng lao động đến tuyển chọn và dẫn người lao động đến trang trại của họ. Người Việt nam chăm chỉ, chịu khó, hiền lành là yếu tố thị trường lao động TC có nhu cầu lớn. Thu nhập bình quân của người lao động sau khi đã trừ các khoản phải nộp, đến tay người lao động khoảng trên dưới 6 triệu đồng tiền Việt đối với người mới vào làm và khoảng trên, dưới 8 triệu VND, đối với người có thâm niên làm từ 3 năm trở lên. Với mức lương trên, tính theo đồng nhân dân tệ là quá rẻ mạt.
Sở dĩ có mức thu nhập thấp như vậy là do hàng tháng ông chủ sử dụng lao động phải khấu trừ từ 20 đến 25% mức thu nhập của người lao động để nộp cho ông chủ môi giới người Tàu. Khoản tiền ấy để đổi lấy sự yên ổn làm ăn, chính quyền TC làm ngơ cho việc thuê mướn nhân công người nước ngoài. Chẳng hạn người lao động Việt nam làm một tháng đủ 30 ngày, ông chủ trả 10 triệu VND, ông chủ trích lại 25% đẻ nộp chủ môi giới, vậy người lao động chính thức còn được hưởng 7,5 triệu VND.
Những người Việt nam tự tìm cách sang Tàu kiếm việc làm không thông qua môi giới, hy vọng trốn tránh các khoản phải nộp vô lý cho môi giới. Kết cục chỉ vài ngày sau sẽ bị chính quyền phát hiện và xử lý nghiêm khắc, không những với người Việt mà còn xử lý rất nặng đối với người Tàu sử dụng lao động chui. Ngay lập tức bị chính quyền TC đuổi về Việt nam với hai bàn tay trắng, về nước lại tìm đến đường dây dịch vụ tuyển người để tiếp tục được đi làm thuê.
Kiếm dược đồng tiền đã khó, cầm được đồng tiền về đến nhà lại càng khó hơn. Nhiều người, nếu không muốn nói là tuyệt đại đa số, tích cóp được số tiền kha khá, xin nghỉ tranh thủ về nhà để chu cấp gia đình, về đến giáp biên lập tức bị nhóm người lạ chặn lại, chấn lột sạch. Sức yếu, phương tiện không có, đất khách quê người đành cúi đầu ngoan ngoãn cho chúng lột . Đã có vụ chống lại chúng bị chúng cho ăn đòn nhừ tử, “tiền mất tật mang”, có nhiều người mất tích. Câu chuyện trên đường về nước bị chấn lột lan rộng khắp mọi nơi, người sang Tàu làm thuê ai cũng có thông tin đề phòng. Nắm được nhu cầu của người làm thuê, dịch vụ chuyển tiền về nước được hình thành, người Việt có, người Tàu có và nhanh chóng trở thành mạng lưới chuyên nghiệp. Mới đầu hình thành cước phí 10% tổng số tiền chuyển, sau dịch vụ này mọc lên nhan nhản, vì thế cước phí ngày một giảm và đến nay ổn định mức giá 5%, tuy vẫn ở giá cắt cổ song người lao động vẫn chấp nhận vì tính đảm bảo an toàn cao.
Ở TC nạn thiếu phụ nữ từ lâu đã trở nên trầm trọng, nhiều đàn ông ở vậy suốt đời không lấy nổi vợ, do khan hiếm phụ nữ, do nhà nghèo không đủ tiền lấy vợ hoặc thu nhập thấp, không ổn định, không đảm bảo cuộc sống cho người vợ nên không có người lấy… Lao động nữ Việt nam sang bên Tàu làm thuê luôn bị môi giới, gạ gẫm, ép buộc bán dâm hoặc làm tình, cặp bồ…trở thành phổ biến.
Có đến 101 chuyện chảy nước mắt của người làm thuê bên Tàu khựa, vì miếng cơm manh áo mà người lao động nông thôn Việt nam chịu đắng nuốt cay, nhắm mắt chấp nhận.

Từ Huy

You May Also Like

Leave a Reply